#Tôi đầu tư: Tiền hay Hạnh phúc?

25/03/2024

“Em muốn có hạnh phúc, nhưng phần lớn thời gian em đều nghĩ về tiền” 

đầu tư chứng chỉ quỹ

Bài viết này thuộc series Tôi đầu tư

#Tôi_đầu_tư là nơi những khách mời của GFM chia sẻ về hành trình đầu tư, quản lý tài chính và cách chung sống với tài sản của mình. Hy vọng cộng đồng đâu đó sẽ tìm thấy bản thân trong những câu chuyện này và phần nào được truyền cảm hứng để đầu tư thông minh, sống hết mình cho chính mình, vì chính mình.

Được gia đình cho tiếp xúc với tiền từ nhỏ, Vân (22 tuổi – Sinh viên năm cuối đại học Kinh tế Quốc dân) đã sớm có ý thức về tài chính qua những bài học nhỏ hàng ngày. Định hình về quản lý tiền bạc lớn dần với Vân theo năm tháng trưởng thành, để Vân định hướng sự nghiệp, để Vân thay đổi góc nhìn về nhiều khía cạnh cuộc sống

Buổi đầu gặp mặt cho series Tôi đầu tư, GFM đã có dịp trò chuyện cùng Vân để nghe kể về những đổi thay đó.

Với Vân, tài chính quan trọng, nhưng niềm vui và sự hạnh phúc còn quan trọng hơn. Dẫu có mông lung, dẫu chưa biết điểm đến thậm chí chẳng có 1 mục tiêu tài chính cụ thể, nhưng Vân vẫn luôn sẵn sàng nở một nụ cười và đón nhận ngày mai.

1.Chào Vân, bắt đầu với một câu hỏi đơn giản thôi, tiền là gì với Vân?

Tiền là cuộc sống của em, luôn ở đấy, mãi ở đấy. Mỗi ngày mở mắt, là tiền chảy suốt cuộc sống của em: tiền điện, tiền nước, tiền học, tiền cafe… Và tiền còn là thước đo tài sản nữa. Ví dụ như nhà cũng đo bằng tiền, xe cũng đo bằng tiền và nó không bao giờ là đủ.

2. Vậy Vân bắt đầu tiếp xúc với tiền từ khi nào, kỷ niệm đó ra sao? 

Có lẽ là từ năm em 4 tuổi, bố là người giới thiệu cho em về tiền. Bố dạy em học đếm, trước tiên là mấy cộng mấy bằng mấy, sau đó là 2 nghìn cộng 2 nghìn bằng bao nhiêu, tiền chui vào đầu em từ đó.

3. Ngoài việc học đếm, trong quá trình lớn lên có sự kiện nào đặc biệt tác động lên ý thức về tiền của Vân không?

Có 1 lần em tìm nghe được 1 podcast về mindset đồng tiền của người Do Thái: Muốn trở thành người tốt, thì mình phải giúp đỡ được những người khác và cách giúp được tốt nhất thì mình phải có một nguồn vật chất để giúp đỡ họ. Quào, em như kiểu được “khai sáng” bởi em nhận ra, có nhiều người em rất muốn giúp đỡ họ nhưng nếu như em có tài chính, em có thể giúp theo một cách khác thực tế hơn, hữu ích hơn thay vì chỉ về tinh thần.

4. Mỗi khi quyết định “xuống tiền” mua đồ hay làm gì đó, Vân đắn đo gì?

Một yếu tố duy nhất thôi, mình có thực sự cần nó hay không. 

5. Tương lai có mục tiêu thế nào cho hành trình tài chính của mình?

Hiện tại thì em chưa có mục tiêu cụ thể, nó có thể là điểm xấu hoặc điểm tốt, whatever (cười). Điểm xấu là em thấy khá là mông lung, em không có lộ trình rõ ràng để biết khi nào em đạt được mà đo lường. Còn điểm tốt là em sẽ không bị giới hạn bản thân mình, em có thể đi xa hơn, kiếm nhiều hơn hiện tại. 

6. Đầu tư thì sao? Vân đang đầu tư cho điều gì?

Hiện tại em đầu tư vào bản thân mình, ví dụ học hành và các mối quan hệ. 

7. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, cộng thêm áp lực thành công lớn hơn thế hệ trước, đa số thế hệ GenZ đều muốn đa dạng thu nhập, tại sao Vân chưa tham gia đầu tư? 

Em nghĩ trong khoảng thời gian kinh tế khó khăn này, em nên tận dụng để tích lũy, trau dồi bản thân để khi thế giới bước qua giai đoạn khủng hoảng, mọi thứ sẽ đi lên. Lúc đó bọn em đã trang bị sẵn, không phải cuống cuồng đi học, đủ độ lì để đi xa hơn. Chắc chắn em cũng có lúc cảm thấy Fomo, nhưng với em đầu tư không phải cuộc đua, mình có mục tiêu riêng của mình mình biết cách đạt đến mục tiêu đó mà không cần thiết phải so sánh với người này người kia. 

8. Vân nghĩ sao về loại hình đầu tư Quỹ mở? 

Quỹ mở nghe có vẻ….an toàn. Thực ra trước đây em đã có thời gian làm việc ở công ty tài chính, khi tham gia các group của các mẹ bỉm và thấy họ mua chứng chỉ quỹ cho con khá nhiều. Tài chính thì có nhiều hình thức, nhiều mục tiêu nhưng em nghĩ là các mẹ tin Quỹ mở như vậy, thì hẳn nó phải có ích thì các mẹ mới xuống tiền, vì các mẹ luôn là người cẩn thận với đồng tiền mà. 

9. Nếu Vân có rất nhiều tiền, bạn nghĩ cuộc sống của bạn sẽ như thế nào?

Em từng có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với bố về vấn đề này, rằng nếu bố em “giàu” hơn thì tụi em có sướng hơn không?  Và cả em lẫn em trai em đều có quan điểm: Dù bố có nhiều tiền hơn hay ít hơn thì bọn em vẫn cố gắng kiếm tiền bằng sức lực của mình. Bố cười và bảo nếu bố giàu hơn mà tụi em lười hơn, thì thà bố không có tiền còn hơn. 

Em đã từng gặp nhiều người bạn, cuộc sống của họ đúng là sống trong nhung lụa, không bao giờ phải lo lắng về vật chất, nhưng họ vẫn có vấn đề là buồn bã chán nản và tiêu cực. Rõ ràng tiền tác động 1 phần lên cuộc sống của mình, nhưng không phải tất cả, quan trọng là cách mình xử lý các vấn đề trong cuộc sống, xử lý các mối quan hệ của mình.

10. Nếu có một số tiền vừa đủ, Vân có dự định làm gì? Như đi du lịch vòng quanh thế giới chẳng hạn?

Giống như việc có bao nhiêu tiền là đủ, thì em nghĩ bao nhiêu tiền cũng bắt đầu làm việc đấy được. Ví dụ nếu em muốn du lịch thế giới em vẫn đi được chỉ với 20tr thôi, em có thể đi bộ và ăn ngọn cỏ ven đường, không sao hết.

11. Gửi một lời chia sẻ đến phiên bản trẻ hơn/già hơn của mình cho những sự đầu tư xứng đáng ?

10 năm nữa em 32 tuổi, em có thể em có em bé. Năm 33 tuổi chắc em sẽ nói với năm 23 tuổi-  Nên thử nhiều hơn. Vì hiện tại, tài sản lớn nhất của em là tuổi trẻ, mình hãy cứ vấp khi mình có thể đứng lên. 

12. Năm nay Vân cũng 22 tuổi, tức đã qua ngưỡng 18, với bạn điều tuyệt vời nhất của tuổi trưởng thành là gì??

Các mối quan hệ của em là điều tuyệt vời nhất, em trân trọng tất cả mối quan hệ đó. Trong tất cả những khoảnh khắc em gặp vấn đề thì những anh chị, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều. Em cũng muốn giúp lại họ, nhưng như em có chia sẻ ở đầu, mình không giúp suông được, mình phải có gì đó và em cũng có động lực đi làm kiếm tiền nhờ vậy. 

tài chính đầu tư sinh lời

13. Tiền là cuộc sống, vậy cuộc sống của Vân có hoàn toàn chỉ có tiền?

Không, em không nghĩ vậy. Em nói chuyện với một anh, tại sao lúc nào em cũng muốn có hạnh phúc, vui vẻ, nhưng tần suất em nghĩ về tiền nhiều hơn em nghĩ về hạnh phúc. Em nhận ra là mình đang dối lòng một chút, mình đang không công nhận việc mình thích việc mình có tiền. Ừ, thực ra mình có thể có cả hai, tại sao mình không cố gắng có cả hai thứ. Khi sự hạnh phúc và vui vẻ của mình gắn liền với tiền thì mọi người sẽ có mục tiêu khác, một kế hoạch hành động khác để đạt được mục tiêu đó.

> Quỹ mở GFM-VIF

> DIY Investing – Tự do nên tự lo

Genesis
Scroll To Top
zalo wechat