Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận và làm quen với đầu tư của người Việt như thế nào?
Chỉ trong 1 thập kỷ số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã tăng 83% từ 1,27 triệu lên 7,5 triệu. Mặc dù vẫn còn rất khiêm tốn so với những thị trường như Hàn Quốc hay Đài Loan với khoảng hơn 50% dân số tham gia đầu tư, con số trên cũng phần nào cho thấy sự dịch chuyển thói quen quản lý tài chính của người Việt.
Có điều như chú chim non chưa đứng vững, đa phần nhà đầu tư còn lóng ngóng khi tham gia thị trường, thường tự mình làm tất cả: tự nghiên cứu kiến thức và chiến lược, tự lập kế hoạch đầu tư, tự quản trị vốn. Một cách ngắn gọn, họ đang sử dụng phương pháp DIY Investing – hay Đầu tư Tự lo.
Tự mình đầu tư chắc chắn có những lợi ích và tiềm năng nhất định. Nhưng trong nhiều trường hợp, việc này có thể không đơn giản và khiến nhà đầu tư vướng phải rủi ro, đặc biệt với các nhà đầu tư mới tại thị trường Việt Nam. Cùng GFM tìm hiểu ưu nhược điểm của hình thức đầu tư này, để xem liệu nó có phù hợp với bạn không nhé.
DIY Investing – Đầu tư Tự lo là một phương pháp đầu tư trong đó một cá nhân quyết định tự xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của mình. Bạn có thể bắt gặp một số thuật ngữ có ý nghĩa tương đồng như self-directed investing (tự điều hướng đầu tư) hoặc self-managed investing (tự quản lý đầu tư).
Sự phát triển công nghệ số và gia tăng của các nền tảng giao dịch trực tuyến khiến việc đầu tư trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư lựa chọn phương thức Đầu tư Tự lo.
Dĩ nhiên rồi. Giống như việc tự mình sắm sửa đồ nội thất, bạn có thể tin tưởng mắt thẩm mỹ của mình, tự tìm tới kho hàng và mang chúng về nhà với giá rẻ hơn, thay vì phải trả thêm một khoản phí để thuê công ty thiết kế tư vấn và dịch vụ ship hàng tận nơi.
Tương tự như vậy, nhà đầu tư DIY cần đặt niềm tin vào khả năng của mình khi phân tích, nghiên cứu cổ phiếu, trái phiếu, …hay bất cứ khoản đầu tư nào từ mạng internet hoặc nguồn tin uy tín (phải uy tín nhé cộng đồng). Sau đó, lựa chọn nền tảng giao dịch phù hợp và tự quản lý việc mua bán. Nhà đầu tư sẽ không cần chịu các chi phí tư vấn, quản lý cho các bên thứ ba như công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ…
Tuy nhiên, dù tự đầu tư thì nhà đầu tư vẫn sử dụng dịch vụ của nền tảng giao dịch, nên cần nắm rõ các khoản phí khác phải trả theo quy định nền tảng và Pháp luật hiện hành. Một số loại phí có thể kể đến như phí giao dịch, phí nạp tiền, phí rút tiền, phí chuyển tiền, thuế thu nhập cá nhân, ...
Đây có thể coi là điểm hấp dẫn nhất đối của Đầu tư Tự lo. Không dựa dẫm vào bất cứ ai, nhà đầu tư được toàn quyền cá nhân hóa các quyết định phân bổ vốn và quản trị danh mục đầu tư của mình. Nhà đầu tư được tự do đầu tư:
Tự thiết kế danh mục đầu tư, đồng nghĩa nhà đầu tư nắm rõ mình đang có những gì trong tay và có thể tái thiết, cân bằng các khoản đầu tư bất cứ khi nào họ muốn. Giống như việc bạn biết trong ví mình có bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu thẻ ngân hàng và bao nhiêu phiếu giảm giá. Khi cần bạn có thể tăng số tiền mặt trong ví hoặc lựa chọn loại bỏ các thẻ ngân hàng ít dùng tới.
Tài sản của mình nằm trong “ví” của mình không cần chia sẻ thông tin với ai, hẳn đó là cảm giác thành tựu nhất của những nhà đầu tư DIY.
Điểm bất lợi lớn nhất của Đầu tư Tự lo nằm trong chính cái tên của phương pháp này: tự do thì tự lo. Việc lên chiến lược đầu tư, phân bổ danh mục đầu tư, giao dịch mua bán có thể mang lại những niềm vui từ sự háo hức và mong muốn trải nghiệm nhưng đôi lúc cũng trở thành gánh nặng. Mọi quyết định dù đúng dù sai đều nằm trên vai nhà đầu tư, sẽ chẳng có lý do hay ai đó để đổ lỗi cả. Tiền của nhà đầu tư, trách nhiệm cũng của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể tra cứu thông tin trên mạng internet, đọc sách tìm hiểu về kiến thức đầu tư, hỏi han kinh nghiệm từ cộng đồng đầu tư. Nhưng tính cập nhật và độ chính xác của các nguồn trên có thể bị hạn chế mà bản thân nhà đầu tư khó nắm bắt hết được. Thông tin thì có nhiều mà nhà đầu tư chỉ có một.
Việc tự mình tham gia vào toàn bộ các giai đoạn trong đầu tư, có thể khiến nhà đầu tư quá tải, khó cân bằng với các hoạt động khác trong cuộc sống. Nhất là trong trường hợp phải dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc nghiên cứu cũng như quản lý một loạt khoản đầu tư đa dạng
Chưa kể tới sự biến động liên tục của thị trường và sự năng động của các nền tảng đầu tư khi liên tục đổi mới, tung ra các sản phẩm với nhiều cải tiến với chi phí thấp hơn.
Tự mình đầu tư có thể bớt đi một vài khoản phí, nhưng không có gì đảm bảo khoản đầu tư và cách thức đầu tư của nhà đầu tư DIY luôn “rẻ” hơn.
Đầu tư Tự lo không chỉ tự mình quản trị nguồn vốn, mà còn quản trị kỳ vọng và cảm xúc của chính mình.
Nhiều nhà đầu tư mới thiếu kiến thức và kinh nghiệm, việc đưa ra quyết định mua bán có thể không dựa trên phân tích nhu cầu, lợi nhuận và rủi ro, mà “lạc đường” theo các khuyến nghị và thông tin chưa xác thực (thậm chí là tin đồn như kiểu “cổ phiếu này chuẩn bị lên, trái phiếu này cần bán”) trong khi không thực sự nắm rõ giá trị thực tế khoản đầu tư đó. Vô hình chung, đầu tư bị “chụp” cho chiếc mũ là trò may rủi, may mắn thì lãi mà xui thì… thôi.
Những năm qua chúng ta đã chứng kiến biến động của thị trường không chỉ bởi thảm họa thế giới hay suy thoái kinh tế, mà còn bởi những Dogecoin và bong bóng tiền điện tử. Chừng nào nhà đầu tư còn đặt ngôi sao hy vọng vào những danh mục “1 vốn 4 lời”, chừng đó thị trường còn bị thúc đẩy bởi sự hưng phấn, kích thích, ngạo mạn.
Bất cứ sai lầm nào trong đầu tư cũng phải trả giá bằng chính tài sản của nhà đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự tự tin và niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Đồng thời, cũng gây ra những xáo động không nhỏ cho sự kiên trì và kỷ luật đầu tư – những yếu tố rất quan trọng đối với nhà đầu tư DIY.
Việc duy trì sự cân bằng danh mục đầu tư theo chiến thuật nhà đầu tư đang áp dụng, có thể đẩy chính nhà đầu tư vào thế khó. Giả sử nhà đầu tư lựa chọn phân bổ danh mục theo mô hình 60-40, với 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Danh mục này đem lại lợi nhuận khả quan nhưng đồng thời chịu nhiều biến động của thị trường do phần lớn là các khoản đầu tư cổ phiếu.
Để giữ mức phân bổ lý tưởng, nhà đầu tư cần liên tục theo dõi chỉ số thị trường và xác định giao dịch mua bán đúng lúc, đúng định lượng. Như đã nói ở trên, quy trình này tiêu tốn khá nhiều thời gian, nguồn lực và các khoản phí mà nhà đầu tư phải chịu khi giao dịch liên tục có thể không hề thấp.
Có và Không.
Có. Nếu bạn là nhà đầu tư chăm chỉ sẵn sàng dày công nghiên cứu, tìm hiểu thị trường; dũng cảm đối mặt với các biến động tâm lý và kiên định, tin tưởng vào những phân tích, nhận định của bản thân.
Không. Nếu bạn cảm thấy mình khó có thể phân bổ nhiều thời gian cho việc đầu tư, nhưng vẫn mong muốn tìm kiếm kênh sinh lợi hiệu quả, bền vững, độ rủi ro phù hợp.
Tuy nhiên, như GFM đã nhắc tới nhiều lần, trong đầu tư không chỉ có đúng hay sai hoàn toàn, sẽ luôn tồn tại những phương án phù hợp với từng đối tượng. Điều quan trọng nhà đầu tư cần xác định mình cần gì, muốn gì và có thể làm gì.
Ví dụ nhà đầu tư yêu thích tiền điện tử và phần lớn dùng phần lớn thời gian để nắm bắt biến động của các đồng coin, trong khi đang có nhu cầu làm quen thị trường cổ phiếu. Nguồn lực có hạn, nhà đầu tư cần tìm tới những hình thức đầu tư khác “ít” tự lo hơn, để tối ưu danh mục và phòng ngừa biến cố.
Còn những nhà đầu tư “lo chưa tới” có thể lựa chọn phân bổ phần lớn tài sản vào danh mục “ít” phải lo, đồng thời dành một phần nhỏ trải nghiệm DIY Investing.
Vậy “ít” tự lo hơn cụ thể là gì? Cộng đồng có thể tham khảo hình thức đầu tư khá mới mẻ nhưng nhiều tiềm năng như Quỹ Mở.
Tại Việt Nam và một số thị trường, kể cả những thị trường tài chính lớn mạnh như Singapore, nhiều nhà đầu tư vẫn hiểu nhầm Quỹ Mở là một dạng thức của DIY Investing. Tuy nhiên cần hiểu rõ cách thức hoạt động của Quỹ Mở, đơn giản như thế này:
Nhà đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư -> Công ty Quản lý Quỹ phân bổ vốn theo một danh mục đã được tối ưu dựa trên nghiên cứu, phân tích -> Nhà đầu tư hưởng lợi nhuận
Lúc này, nhà đầu tư chỉ cần lo:
Công ty Quản lý Quỹ sẽ lo các phần việc theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, phân bổ. Nói chung là toàn bộ những phần việc tốn thời gian, công sức nhất của việc đầu tư.
DIY Investing – Đầu tư Tự lo hay Quỹ Mở chỉ là số ít trong nhiều phương pháp mà nhà đầu tư có thể lựa chọn. Trong thế giới tài chính rộng lớn, không kiến thức nào là thừa và không nhà đầu tư nào bị bỏ lại phía sau. Vì đầu tư dành cho tất cả mọi người, nên bắt đầu tìm hiểu và tham gia đầu tư cùng GFM ngay từ hôm nay nhé.
Đầu tư khó có GFM lo!
Từ ngày 16/11, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Genesis ra mắt Quỹ đầu tư Gia tăng giá trị GFM (GFM – VIF) là sản phẩm Quỹ mở dành riêng cho nhà đầu tư GenZ, có số vốn nhỏ, đầu tư dài hạn với nhu cầu dòng tiền linh hoạt, hướng tới tăng trưởng tài sản bền vững.
|