Quy tắc khi đầu tư thường được nhắc đến một cách khá đơn giản là “Mua thấp, bán cao”. Trên lý thuyết là thế, nhưng khi thực hành, vô vàn những biến số khác sẽ xuất hiện. Nếu việc đầu tư thực sự dễ như vậy, chẳng phải ai cũng đã chọn đầu tư làm nguồn thu nhập chính hay sao?
Đầu tư là sự kết hợp của kỷ luật, sự phân tích kỹ lưỡng, may mắn và cách mà nhà đầu tư phản ứng với thị trường. Sẽ rất khó để biết nên đem tiền bỏ vào đâu khi bản thân chưa có kinh nghiệm gì liên quan. Với một biển thông tin ngoài kia, bạn cần phải biết chọn lọc và xâu chuỗi để rút ra bài học cho bản thân. Vậy thì, bạn tiếp cận đầu tư thế nào khi chưa có nền tảng gì về tài chính? |
Để bắt đầu quá trình đầu tư của mình, hãy khoan nghĩ đến các tài sản hữu hình. Đầu tiên, hãy đầu tư vào bản thân.
Hầu hết những người trẻ đều có xu hướng nóng vội, và thường muốn có kết quả giống các nhà đầu tư nổi tiếng thật nhanh. Họ theo dõi và cố “bắt chước” như một công thức họ tin sẽ cho ra kết quả tốt. Họ muốn “nhân” những gì họ đang có lên gấp nhiều lần, nhưng quên rằng phép toán số không (0) nhân bất kỳ số nào cũng vẫn bằng không.
Trên thực tế, chưa có một công thức bất bại nào cho sự thành công cả. Những thành tựu đáng ngưỡng mộ của các nhà đầu tư nổi tiếng không chỉ đến từ những gì họ thể hiện trên thị trường, mà đằng sau còn là tài năng xuất chúng và cả một thời gian dài.
Điểm chung của họ có thể kể đến đó là sự kỷ luật và một cách tiếp cận đầu tư có hệ thống. Hơn nữa, họ đã đầu tư một cách kỹ lưỡng vào chính bản thân họ khi trang bị những kỹ năng để phân tích, thấu hiểu thị trường và người chơi đáng ngưỡng mộ. Bất kể triết lý đầu tư của họ là gì hay họ ở trong thị trường bao lâu, họ đều rất kỷ luật và giao dịch trên thông tin chứ không phải cảm xúc.
Để đầu tư với tỉ lệ thành công cao hơn, nhà đầu tư cần phải luôn trau dồi và cải thiện tư duy của mình trước, sau mới đến phương thức đầu tư. Một tư duy tốt sẽ giúp bạn phản ứng với thị trường tốt hơn, dù có biến động tích cực hay tiêu cực.
Đầu tư không phải việc dễ dàng, nhưng chắc chắn cũng không đáng sợ. Nếu bạn đủ kiên trì và khôn ngoan, việc đầu tư có thể giúp bạn có một kế hoạch hưu trí thoải mái hơn, và kể cả là sớm hơn. Không có lối tắt nào cho sự thành công trên thị trường tài chính, con đường đầu tư phù hợp nhất với bạn phải do bạn tự tìm ra. Để bắt đầu làm quen với đầu tư và thị trường tài chính, đừng “nhảy cóc” mà hãy đi từ những điều đơn giản và cơ bản.
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhỉ? Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều người đang “đầu tư” vào những danh mục mà họ thậm chí không biết thêm thông tin gì ngoài tên gọi của chúng, chỉ vì được một ai đó khuyên mua.
Những người “đầu tư” theo đám đông như vậy thường không có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn về thị trường tài chính hay chứng khoán, họ đơn giản là không muốn bị “lỗi thời” khi ai ai cũng đang nói đến “đầu tư”. Thành ra, họ cũng chẳng màng đến việc thẩm định trước khi xuống tiền, hay biết thị trường biến động ra sao, công ty có mã cổ phiếu họ đang vào kinh doanh thế nào.
Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư nên coi mình như một học sinh trong thị trường, với nhiệm vụ là đọc và đọc thật nhiều những tin tức liên quan từ sách, tin tức và tài liệu trực tuyến từ các nguồn đáng tin cậy, ví dụ như VnEconomy, Bloomberg (Phiên bản châu Á), CafeF, Forbes,…
Nguồn: VnEconomy
Càng đọc nhiều, ta càng nên có cho mình một sự nghi ngờ nhất định. Không có gì là đúng hay sai hoàn toàn. Khi tiếp cận vấn đề cùng với suy nghĩ này, chúng ta sẽ biết cách chọn lọc và xâu chuỗi thông tin từ nhiều nguồn, điều này sẽ góp phần củng cố cho những nhận định cá nhân về thị trường được sắc bén hơn theo thời gian
Có vô vàn loại hình đầu tư trên thị trường với đa dạng mô hình và mức độ rủi ro-lợi nhuận phù hợp với phong cách và sở thích khác nhau của các nhà đầu tư. Với những người mới bắt đầu, những hình thức ít rủi ro và dễ tiếp cận sẽ phù hợp hơn thay vì các khoản đầu tư mạo hiểm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về những mã cổ phiếu đang có chỉ số tích cực của các công ty đơn lẻ từ các ngành khác nhau để xây cho mình một danh mục tốt và đa dạng.
Ngoài ra, nếu bạn thấy chưa đủ tự tin trong việc tự lựa chọn và muốn đầu tư một cách thụ động, hãy cân nhắc đến các loại hình quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường như Quỹ ETF (Quỹ hoán đổi danh mục) và Mutual Fund (Quỹ tương hỗ), hoặc tìm hiểu thêm về các Công ty Quản lý Quỹ tại Việt Nam nơi có đa dạng các sản phẩm Quỹ để được tư vấn và quản lý danh mục một cách chuyên nghiệp.
Hiện tại GFM (tên đầy đủ là Công ty Quản lý Quỹ Genesis) đang hoạt động với 3 nghiệp vụ chính: Tư vấn đầu tư, Quản lý Quỹ và Uỷ thác Quản lý danh mục đầu tư, phù hợp với khẩu vị đầu tư đa dạng của khách hàng từ lớn, vừa cho đến nhỏ. Với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn, GFM luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thắc mắc về dịch vụ đầu tư nếu khách hàng quan tâm hay băn khoăn.
Khi bạn đã nắm được những điều cơ bản về cách thị trường hoạt động và đã phân tích được những khoản đầu tư phù hợp với bản thân ở thời điểm hiện tại, hãy thử bắt đầu ngay nhé. Bất kể là với số vốn lớn hay nhỏ, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt đầu đâu. Dưới đây là gợi ý một số bước giúp bạn tiến xa hơn trên con đường đầu tư bền vững:
Đầu tư là chuyện “dài hơi”, hãy ưu tiên đáp ứng và giải quyết xong xuôi những nhu cầu của hiện tại rồi hãy tính đến đầu tư nhé.
Hãy xây cho mình một nền tảng tài chính thật vững chắc, đủ vững chắc để mình có thể “dựa vào” và phát triển. Bạn có thể sử dụng chiến thuật chia nhỏ chiếc bánh thu nhập thành nhiều phần, với độ lớn của miếng bánh tương ứng với mức độ ưu tiên của từng nhóm chi tiêu.
Có kế hoạch trả các khoản nợ: Đây là việc cần thiết phải hoàn thành trước khi bạn lên bất cứ kế hoạch tài chính dài hạn nào vì nó sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều khi không có những khoản “lãi chồng lãi” từ nợ tiêu dùng, nợ ngân hàng, nợ tín dụng, nợ người thân, v.v…
Số lãi từ những khoản nợ có thể sẽ còn nhiều hơn số lãi mà bạn nhận được khi đầu tư, do đó, hãy cố gắng trả đủ các khoản nợ để tập trung cho những mục tiêu tài chính trong tương lai, tránh phân tán tài sản cho những hạng mục không cần thiết.
Thanh toán kịp thời các hoá đơn: Khi nhận lương, bạn có đang để ra một khoản lớn để tiết kiệm, sau đó khoản dư ra không đủ để thanh toán các hóa đơn tiền nhà, tiền điện, tiền nước, v.v không? Song, với lý do không muốn rút khoản tiết kiệm vì mất lãi, bạn lại phải đi vay mượn người thân, bạn bè để xoay xở, lại thêm một khoản nợ.
Tiết kiệm cho tương lai là tốt, nhưng để ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại thì lại là sai lầm. Nhiều người có thói quen tiêu trước trả sau, và sau khi trả nợ thì không còn chi phí sinh hoạt, nên cần có kế hoạch ưu tiên nhóm chi phí nào chiếm tỉ lệ ưu tiên cao hơn trong ngân sách hàng tháng. Hãy cân nhắc và tối ưu các khoản chi hàng tháng của bạn nhé.
Khoản tiết kiệm khẩn cấp: Khoản này tương đương chi phí sinh hoạt tối thiểu trong 3-6 tháng (hoặc thậm chí 12 tháng) của bạn. Dù nó nghe có vẻ rất nhiều để có thể góp đủ từ không có gì, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với 100,000VND, rồi 500,000VND và dần đến hàng triệu.
Hãy thực tế với ngân sách của mình và đảm bảo rằng mình chu cấp đủ cho những nhu cầu thiết yếu của bản thân trong thời điểm hiện tại (và tương lai gần) trước khi lo về tài chính cho tương lai xa hơn.
Việc tiến gần hơn tới tự do tài chính đòi hỏi bạn cần có một khoản dư “đủ” được tiết kiệm và được đem đi đầu tư. Trên con đường này, bắt đầu càng sớm sẽ càng có nhiều khả năng tới đích nhanh. Nếu có thể, hãy tiết kiệm trên 10-15% thu nhập hàng năm của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn A) có một kế hoạch hưu trí thoải mái và chắc chắn hơn ở độ tuổi nghỉ hưu (65-68 tuổi) hoặc B) có cơ hội nghỉ hưu sớm hơn. Sớm hơn thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu tiết kiệm, bạn đóng góp bao nhiêu, danh mục bạn đầu tư và lợi nhuận mà bạn nhận được
Đầu tư vi mô (micro-investing) là một cách dễ dàng để bắt đầu vì hình thức này chỉ yêu cầu số vốn nhỏ và những ràng buộc vốn thấp, tuy nhiên, để thực sự tạo ra sự khác biệt cho nhu cầu tài chính của bạn thì cần phải được kết hợp với các cách đầu tư và tiết kiệm khác. Nói cách khác, bạn sẽ muốn tích luỹ nhiều và sớm nhất có thể để có được sự “tăng trưởng kép” Bạn bắt đầu tích luỹ càng sớm thì càng có nhiều thời gian cho tiền của bạn được “làm việc”.
Đầu tư là một thói quen tốt, nên được hình thành sớm nhất có thể. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu trau dồi kiến thức về tài chính cá nhân và tích luỹ tài sản từ bất cứ khi nào, dù xuất phát điểm của bạn ở đâu đi chăng nữa. Những khoản đầu tư nhỏ của hôm nay sẽ giúp bạn rất nhiều trong mai sau.
*Lược dịch từ bài viết của tác giả Riley Adams trên trang Young and the Invested