1. Lương
Số tiền được trả cố định cho cá nhân để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Người hưởng lương sẽ được doanh nghiệp/tổ chức đảm bảo các phúc lợi đi kèm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, thời gian nghỉ phép có lương mỗi năm và những quyền lợi khác được quy định trong Luật Lao Động.
|
|
2. Thu nhập
Tổng số tiền một cá nhân kiếm được trong khoảng thời gian nào đó, bao gồm những khoản như là lương, thưởng, tiền làm thêm, và hoa hồng cộng lại.
|
|
3. Net worth – Giá trị tài sản ròng
Là thước đo sự chênh lệch giá trị giữa tài sản mà bạn sở hữu và những món nợ của bạn tại một thời điểm, với công thức tính là một phép trừ đơn giản:
Net worth = Tổng tài sản (Assets) – Tổng dư nợ (Liabilities) |
Đọc thêm: “Giải ngố” tài chính: Hiểu đúng về net worth – Khi sự giàu có không được tính bằng thu nhập
|
|
4. Trào lưu FIRE
FIRE = Financial Independence (FI) Độc lập tài chính + Retire Early (RE) Nghỉ hưu sớm Đây là một trào lưu sống nổi lên vài năm gần đây, hướng tới mục tiêu làm chủ hoàn toàn về tài chính, từ đó tạo cơ hội nghỉ hưu sớm nếu muốn.
Đọc thêm: Tự do tài chính: Trào lưu FIRE có dành cho bạn?
|
|
5. Tự do tài chính
Cụm từ này nói về khi một cá nhân có nguồn tiền đủ để chi trả cho bất kỳ nhu cầu cuộc sống thường ngày nào, và khi đó, tiền sẽ không còn là yếu tố chi phối các quyết định hay hành động. Họ có thể sinh sống thoải mái, lâu dài mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay việc phải kiếm tiền đáp ứng chi tiêu hàng tháng.
Không có một con số cụ thể chung cho tự do tài chính vì nhu cầu và mức chi tiêu của mỗi người là khác nhau, nhưng đơn giản thì số tiền cần có để tự do tài chính phải đáp ứng được các nhu cầu chi phí cơ bản như: ăn uống, các hóa đơn, giải trí, phát triển bản thân hay dự phòng đau ốm, đủ trong một thời gian dài (tính theo chục năm)
|
|
6. Độc lập tài chính
Là khi một cá nhân đã hoàn toàn đủ khả năng chi trả cho lối sống của mình (mọi hóa đơn sinh hoạt, vui chơi, xã giao) với khoản thu nhập mà họ có được từ nhiều nguồn (nhưng vẫn cần phải nghĩ đến cách duy trì dòng tiền). Khái niệm này được biết đến rộng rãi là một vế của trào lưu FIRE (GFM đã giải nghĩa ở bài trước).
|
|
7. Phương pháp Kakeibo
Vào năm 1904. để giúp những người nội trợ quản lý chi tiêu gia đình trong thời buổi mức sống và chi tiêu thay đổi với tốc độ chóng mặt, nữ nhà báo đầu tiên của Nhật – cô Hani Motoko đã phát minh ra phương pháp Kakeibo.
Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Về cơ bản, quyển sổ Kakeibo là một “nhật ký chi tiêu”, giúp chúng ta có thể viết ra kế hoạch chi tiêu của bản thân và thậm chí là cả gia đình.
Theo số liệu thống kê từ việc áp dụng phương pháp Kakeibo, người sử dụng có thể tiết kiệm đến 35% tổng thu nhập cá nhân hoặc thu nhập của cả gia đình.
Để áp dụng Kakeibo, thứ duy nhất mà bạn cần là một quyển sổ và một cây bút. Không nên sử dụng máy tính hoặc điện thoại vì viết tay sẽ giúp tập trung và nhớ lâu hơn. Trước khi mua một món đồ, hãy tạo thói quen tự hỏi xem mình có thực sự cần nó hay không? Hoặc đợi sau 24 giờ mới ra quyết định.
|
|
8. Những bẫy chi tiêu
|
|
9. Phân biệt nhu cầu, mong muốn và lãng phí
Nhu cầu: Đây là chi phí cho những thứ cơ bản mà bạn cần để sinh hoạt, để đảm bảo sức khoẻ và để làm việc; là những khoản cố định mà bạn buộc phải chi trả. Trong đây có thể bao gồm tiền thuê nhà, các hoá đơn điện nước, thực phẩm, thuốc thang, di chuyển, v.v…
Mong muốn: Đây là những thứ mà bạn thích và chọn mua, nhưng vẫn có thể sống thiếu chúng, chẳng hạn như: những bữa ăn ngoài hàng, giải trí, du lịch, những thiết bị điện tử, thẻ thành viên các phòng tập, v.v…
Lãng phí: Đúng như tên gọi, những khoản thuộc danh mục này không tạo ra nhiều giá trị trong cuộc sống của bạn, và việc tiêu tiền vào chúng sẽ đưa bạn xa dần khỏi những mục tiêu tài chính của mình. Có thể kể đến quần áo và giày dép hàng hiệu hay các ứng dụng trả phí, những món đồ bạn mua theo “trend” và mua chỉ vì đang sale.
|
|
10. Khủng hoảng nợ tín dụng “Shibal Biyong”
|
|
11. Lạm phát lối sống – Lifestyle Creep
Lạm phát lối sống (Lifestyle Inflation hay Lifestyle Creep) là sự leo thang về lối sống khi thu nhập gia tăng mà chi tiêu cũng tăng vọt theo, khi những thứ đồ xa xỉ ngày trước trở thành nhu cầu thiết yếu hôm nay.
Lifestyle Creep sẽ cuốn chúng ta vào một vòng lặp mệt mỏi không hồi kết: Kiếm tiền – Tiêu hết chỗ tiền mình có – Cố gắng kiếm nhiều hơn. Hậu quả là dù kiếm được thêm tiền, chúng ta vẫn luôn túng thiếu.
|
|
12. Quy tắc 50/30/20
Quy tắc 50/20/30 sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% – 20% – 30%. Các nhóm ngân sách này được chia dựa trên nhu cầu cơ bản, thực tế của mỗi người, cụ thể các nhóm chi tiêu chính:
Nhóm nhu cầu thiết yếu – 50%:
Đây là khoản chi cho các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc (VD: nhu cầu ăn uống, nhà ở, đi lại, hóa đơn điện nước, mối quan hệ quan trọng…). Ở nhóm này, nhu cầu thiết yếu của mỗi người là gần như giống nhau, cơ bản và cần thiết khó có thể cắt giảm.
Nhóm dành cho tiết kiệm và đầu tư – 20%:
Khoản tiền 20% thu nhập sẽ được sử dụng cho tiết kiệm cho tương lai, kết hợp đầu tư sinh lời. Đây là phần cần có, đảm bảo số tiền hàng tháng để tích lũy dự phòng cho tương lai, mục đích lâu dài của bạn.
Nhóm dành cho mong muốn và sở thích cá nhân – 30%:
Đây là nhóm chi tiêu cuối cùng mà bạn nên nghĩ đến, khi đã thiết lập được 2 nhóm trên. Nhu cầu cuộc sống hiện đại như du lịch, mua sắm, vui chơi, học thêm cho sở thích cá nhân, đọc sách, đam mê riêng… cần được nuôi dưỡng, xây dựng tinh thần tốt để làm việc hiệu quả.
|
|
13. Hiệu ứng chim mồi
Đây là một trong những cái bẫy chi tiêu “nguy hiểm” nhất: Nó gia tăng doanh thu cho người bán, nhưng đồng thời như những “tên trộm” với người mua. Cụ thể:
Khi một người đang khó quyết định giữa hai lựa chọn A và B, việc thêm lựa chọn thứ ba là C – “chim mồi” của B, giúp tôn vị thế của B lên, sẽ làm họ cảm thấy lựa chọn B tốt hơn hẳn. (Thế nhưng trên thực tế, lựa chọn A đã đủ đáp ứng cho nhu cầu của họ)
Thay vì lựa chọn theo mong muốn thực tế, khi mắc bẫy “chim mồi”, ta lại đưa ra quyết định theo cảm tính quá nhiều, bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm từ những khoản nhỏ.
|
|
14. Những thời điểm kích thích chi tiêu |
|
15. Tiền “lười” |
|